Hiệu quả hỗ trợ, đồng hành thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
Gắn bó với nghề truyền thống và từng bước gặt hái được những thành công nhất định, anh Hoàng Văn Quân (thôn Đại Bái, xã Đại Bái) xem đó là một may mắn, niềm tự hào không phải ai cũng có được. Dẫn chúng tôi thăm xưởng sản xuất rộng hơn 400m2, anh Quân chia sẻ: “Lớn lên từ làng nghề đúc đồng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để duy trì và phát triển nghề. Quyết tâm nối nghiệp của gia đình, tôi tìm đến những nghệ nhân có tiếng trong làng để tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật chế tác các sản phẩm từ đồng sao cho chất lượng, tinh xảo. Khi vững tay nghề, tôi mạnh dạn vay 1,5 tỷ đồng từ Đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiện đại”.
Bên cạnh việc sản xuất tranh đồng mỹ nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ đồng mỹ nghệ của anh Quân còn đúc, điêu khắc tượng chân dung theo yêu cầu của khách hàng, cho doanh thu trung bình mỗi năm gần 10 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Cũng mang trong mình khát khao lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, vợ chồng chị Vũ Thị Thu (thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo) ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp sản xuất các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên.
Thoăn thoắt cắt, xếp từng bó hương thảo, chị Thu tâm sự: “Tìm hiểu thị trường, tôi nhận ra nhu cầu đối với sản phẩm hữu cơ ngày một tăng. Tôi mày mò, nghiên cứu kỹ thuật, quy trình khép kín sản xuất, chiết xuất tinh dầu, chế biến hỗn hợp và đánh giá tiềm năng sản xuất tại địa phương. Sau đó, tôi bắt tay vào làm mô hình tinh dầu thiên nhiên organic (nguyên liệu chính là quả bồ kết). Ban đầu cũng khó khăn, nản chí lắm, tuy nhiên được sự động viên, ủng hộ của gia đình, tôi kiên trì nghiên cứu công thức, cải tiến thành phần có trong sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng”.
Vợ chồng chị Vũ Thị Thu (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm khi đưa giống hương thảo về trồng trên quê hương.
Nhờ điểm tựa từ Đề án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn, với số vốn vay 800 triệu đồng, vợ chồng chị Thu thành lập Công ty TNHH Dược liệu Việt Kết, đầu tư xây dựng nhà xưởng, thiết bị hiện đại (kho lạnh, máy rang bằng điện, các máy nghiền thô, nghiền mịn, siêu mịn, máy trộn bột tắm, bột bồ kết, dây chuyền nồi hầm, máy vắt, nồi cô sệt, máy làm tinh dầu…) và mở rộng diện tích trồng cây dược liệu (hương nhu trắng, hương nhu tía, hương thảo, cỏ mần trầu…) theo phương pháp hữu cơ, bảo đảm sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.
Hiện, Công ty của vợ chồng chị Thu sản xuất thành công, cung ứng ra thị trường 19 sản phẩm 100% tự nhiên (như: Cao bồ kết, dầu gội bồ kết hà thủ ô, bồ kết túi lọc, bồ kết khô, bồ kết tách hạt, bột tắm thảo dược, dung dịch vệ sinh lá trầu không, tinh dầu hương thảo, hương nhu…); mang lại doanh thu gần 3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 đến 14 lao động với mức lương từ 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Đây chỉ là 2 trong hàng chục ĐVTN được Huyện Đoàn Gia Bình hỗ trợ trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp thời gian qua. Huyện Đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên; chú trọng công tác định hướng giúp ĐVTN lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở trường. Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên, như: Vay vốn phát triển kinh tế; biểu dương những mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình…
Huyện Đoàn là đơn vị dẫn đầu về nguồn vốn vay thanh niên khởi nghiệp với 22 mô hình, vay gần 24 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thường xuyên giám sát, rà soát, quản lý các tổ vay vốn do thanh niên quản lý với tổng dư nợ hơn 31,8 tỷ đồng; phối hợp với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho 2.800 ĐVTN, bộ đội xuất ngũ, trong đó giới thiệu việc làm ổn định cho 350 ĐVTN…
Anh Nguyễn Thành Trung, Bí thư Huyện Đoàn Gia Bình cho biết: “Hoạt động đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhằm định hướng lập thân, lập nghiệp, giải quyết việc làm và cổ vũ ĐVTN phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các cơ sở Đoàn, Hội tăng cường thu hút, đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia tổ chức, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội ngày càng vững mạnh.
- Đáp ứng đủ hàng hoá tiêu dùng thiết yếu sau bão.mp4
- Tập trung khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.mp4
- Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Yên Phong.mp4
- Lãnh đạo tỉnh chúc mừng giáo viên và học sinh trong Lễ khai giảng năm học 2024-2025.mp4
- Kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Lương Tài.mp4
- Gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Từ Sơn (nay là thành phố Từ Sơn).mp4
- Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) HĐND tỉnh thông qua 4 nghị quyết.mp4
- Tiên Du gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập huyện.mp4
- Sở GD-ĐT triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 và trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.mp4
- Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XIV thành công tốt đẹp.mp4
- Phiên làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XIV.mp4
- Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XIV dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ.mp4
- Các chủ đầu tư đề cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác giải ngân vốn đầu tư công.mp4
- Phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết tham gia hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông”.mp4
- Công bố các Quyết định về công tác cán bộ.mp4