Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Với quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử làm nền tảng xây dựng chính quyền số, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị luôn quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan nhà nước được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các cơ quan Trung ương và giữa các cơ quan trong tỉnh. Toàn tỉnh lắp đặt hơn 300 camera giám sát và 53 điểm Wifi miễn phí, kết nối truyền số liệu chuyên dụng của 191 cơ quan nhà nước; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình ở 3 cấp. 100% các thôn, khu phố được cáp quang hóa, mạng 4G được phủ sóng toàn tỉnh, chuyển đổi số bước đầu đã có đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước và đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trung tâm dữ liệu tỉnh được vận hành ổn định, các hệ thống dùng chung của tỉnh từng bước chuyển đổi số hoạt động của cơ quan nhà nước như: Cổng thông tin điện tử tỉnh cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp với 192 cổng thành phần. Hệ thống thông tin một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến cung cấp 1.348/1.731 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành phục vụ 200 cơ quan, đơn vị đồng thời liên thông gửi nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và nhà nước ở 3 cấp, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc đạt 93%... Trung tâm điều hành thành phố thông minh được coi như là “bộ não số” của tỉnh Bắc Ninh, tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có, cùng với các phần mềm được đầu tư tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về tỉnh Bắc Ninh trên mọi lĩnh vực đời sống về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
Việc đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và nâng cao chỉ số xếp hạng năng lực quản trị, điều hành cấp tỉnh như: Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 4/63; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS) đứng thứ 9/63; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đứng thứ 17/63; chỉ số chuyển đổi số (DTI) đứng thứ 3/63; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 10/63 tỉnh, thành phố...
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số còn bộc lộ một số hạn chế đó là tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của nhiều cơ quan còn thấp; cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông chưa phát huy hết hiệu quả; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh chưa đồng đều; hệ thống cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, còn nhiều khó khăn trong đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng còn bị động. Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, còn lúng túng trong việc xác định cách thức, bước đi trong thực hiện chuyển đổi số. Năng lực một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới…
Trên quan điểm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Nghị quyết số 58-NQ/TU, ngày 28-3-2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định chuyển đổi số là cơ hội, tạo bứt phá, vươn lên, là một nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội nhanh và bền vững đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong nhóm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Trong đó, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT); tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện số hóa các hồ sơ cập nhật vào các hệ thống thông tin chuyên ngành theo quy định…
Thực hiện mục tiêu này, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tập trung triển khai nhiều giải pháp tích hợp. Đó là xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bởi chìa khóa quyết định chuyển đổi số không chỉ có công nghệ mà chính là yếu tố con người, mô hình, quy trình, sử dụng các nền tảng cũng hết sức quan trọng. Tăng cường thu hút nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, phù hợp với môi trường số; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào tỉnh. Cụ thể hóa và triển khai khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số trên địa bàn, quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo…
Từ chính quyền điện tử đến mục tiêu xây dựng chính quyền số, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng số băng rộng chất lượng cao; ưu tiên triển khai tại các KCN, khu CNTT tập trung, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, dịch vụ... Nâng cấp mạng di động 4G; phát triển hạ tầng mạng di động 5G; triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2012-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Chủ động hợp tác trong việc tham gia quản lý các tài nguyên trong môi trường số và trên không gian mạng; chủ trì, dẫn dắt triển khai một số sáng kiến về chuyển đổi số và các thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn, thúc đẩy triển khai chuyển đổi số nhanh, hiệu quả…
Mục đích cuối cùng của việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số là hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ định hướng chung này các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đang tích cực vào cuộc xây dựng bộ máy chính quyền vì nhân dân phục vụ.
- Tập trung hỗ trợ tối đa cho người dân khu vực bị ảnh hưởng của bão lũ.mp4
- Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng đột xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xử lý sự cố đê và phòng cháy, chữa cháy.mp4
- UBND tỉnh họp phiên chuyên đề tháng 9.mp4
- Đáp ứng đủ hàng hoá tiêu dùng thiết yếu sau bão.mp4
- Tập trung khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.mp4
- Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Yên Phong.mp4
- Lãnh đạo tỉnh chúc mừng giáo viên và học sinh trong Lễ khai giảng năm học 2024-2025.mp4
- Kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Lương Tài.mp4
- Gặp mặt kỷ niệm 25 năm tái lập huyện Từ Sơn (nay là thành phố Từ Sơn).mp4
- Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) HĐND tỉnh thông qua 4 nghị quyết.mp4